HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP XÃ BẮC RUỘNG

Quá trình phát triển nghề trồng lúa ở Việt Nam

20/03/2024 Lượt xem: 2421

Nghề trồng lúa ở Việt Nam có lịch sử lâu đời nhất so với nghề trồng lúa ở các nước châu Á. Theo các tài liệu khảo cổ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam... Cây lúa đã có mặt từ 3000 - 2000 năm trước công nguyên. Tổ tiên chúng ta đã thuần hóa cây lúa dại thành cây lúa trồng và đã phát triển nghề trồng lúa đạt được những tiến bộ như ngày nay.

Trước năm 1945, diện tích trồng lúa ở 2 đồng bằng Bắc bộ và Nam Bộ là 1,8 triệu và 2,7 triệu ha với năng suất bình quân 13 tạ / ha và sản lượng thóc tương ứng 2,4 - 3,0 triệu tấn. Trong thời gian này chủ yếu là các giống lúa cũ, ở miền Bắc sử dụng các giống lúa cao cây, ít chụi thâm canh, dễ đổ, năng suất thấp.

Nhà nông có câu” Nhất thì, nhì thục” . Từ năm 1963- 1965, ở những vùng chuyên canh lúa do diện tích nhiều, thường có một số diện tích cấy chậm, bị muộn thời vụ. Nhờ tiến bộ kỹ thuật đã đưa vào một số giống lúa xuân thấp cây, ngắn ngày đã đảm bảo được thời vụ. Đã chuyển vụ lúa chiêm thành vụ lúa xuân, chuyển từ xuân sớm thành xuân chính vụ (80-90%) diện tích và thời kỳ 1985-1990 sang xuân sớm (5-10%) và 70-80% là xuân muộn. Một số giống lúa xuân đã có năng suất cao hơn hẳn lúa chiêm, có thể cấy được cả hai vụ chiêm xuân và vụ mùa. Do thay đổi cơ cấu sản xuất lúa, kết hợp với áp dụng hàng loạt các tiến bộ kỹ thuật mới nên sản xuất lúa ở Việt Nam ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể.

Từ năm 1979 đến 1985, sản lượng lúa cả nước tăng từ 11,8 lên 15,9 triệu tấn, nguyên nhân là do ứng dụng giống mới, tăng diện tích và năng suất. Tính riêng 2 năm 1988 và 1989 sản lượng lương thực tăng thêm 2 triệu tấn/năm.

Từ khi thực hiện đổi mới (năm 1986) đến nay, Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc trong sản xuất lúa, đưa nước ta từ chỗ là nước thiếu ăn triền miên đã không những đảm bảo đủ lương thực cho nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu từ 3-4 triệu tấn gạo /năm, Đứng hàng thứ 2 trên thế giới về các nước xuất khẩu gạo.

Tags:

Thông tin liên hệ

Bài viết khác

Tánh Linh: Phát triển sản xuất vùng lúa tập trung, chất lượng cao

Huyện Tánh Linh là một trong những vựa lúa lớn của tỉnh đang tập trung các giải pháp phát triển sản xuất vùng lúa tập trung, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu gắn liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị.

Tánh Linh tập trung phát triển sản xuất lúa, gạo theo hướng bền vững, có giá trị gia tăng cao

Tánh Linh là huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận, diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên 45.000 ha, chiếm trên 37% tổng diện tích tự nhiên (119.875 ha) của huyện; trong đó diện tích đất trồng lúa 11.700 ha, chiếm 26% diện tích đất nông nghiệp. Nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế (45%), cây lúa là một trong 03 cây chủ lực của huyện. Hằng năm, huyện chỉ đạo sản xuất 3 vụ lúa (Đông Xuân, Hè thu và vụ Mùa), tổng sản lượng năm 2023 đạt 162.630 tấn.

Bình Thuận cảnh báo sâu đục thân hại lúa

Những ngày này, nông dân huyện Tánh Linh đã cơ bản thu hoạch gần xong vụ lúa hè thu. Hầu hết các diện tích đều cho năng suất cao, bình quân từ 7 - 8,5 tấn/ha (lúa khô). Với giá lúa (lúa khô) thu mua hiện dao động từ 8.200 - 8.500 đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay, nông dân thu hoạch có mức lãi khá.
Top