Không giống đa phần sinh vật gây hại cây trồng khác thường gây hại theo mùa, chuột là đối tượng gây hại nguy hiểm, có thể gây hại cây trồng quanh năm suốt từ giai đoạn gieo trồng cho đến khi thu hoạch, đặc biệt trên lúa.
Bài viết sau đây, xin chia sẻ một số biện pháp hay để giúp bà con chủ động phòng trừ chuột hiệu quả.
Tìm hiểu về chuột gây hại cây trồng
1. Đặc điểm sinh thái, sinh học của chuột hại cây trồng
– Chuột là một loài gặm nhấm thuộc động vật có vú nhỏ, có đại não phát triển, nên chuột rất tinh ranh, đa nghi, di chuyển rộng và hoạt động bầy đàn.
– Chuột là loại ăn tạp, thức ăn chủ yếu là thực vật xanh như lúa, ngô, ngũ cốc, hạt giống mới gieo trồng… Ngoài ra, chuột còn ăn cả cá con, cua, ốc…
– Đặc trưng cơ bản của chuột là có răng cửa phát triển và có khuynh hướng mọc dài, chuột phải cắn phá liên tục để mài răng và trong nhiều trường hợp chuột cắn phá nhiều hơn là ăn. Do đó, các loại vật liệu dùng làm mồi phải hấp dẫn chuột và cần thay đổi để tránh nhàm chán.
– Chuột có thính giác, khứu giác, vị giác rất phát triển và có tính đa nghi. Do đó, khi đặt bẫy cần đặt sát chân tường, bờ ruộng, trên đường mòn quen thuộc chuột hay qua lại; khi đánh bả cần cho chuột ăn mồi không có thuốc độc trước 2 – 3 ngày, rồi sau đó mới trộn thuốc vào bả để tránh hiện tượng “nhát bả”.
– Chuột rất mắn đẻ, sau ba tháng tuổi chuột bắt đầu sinh sản. Mỗi năm chuột đẻ từ 3 – 4 lứa, mỗi lứa 6 – 8 con. Nếu không tiêu diệt, một cặp chuột bố mẹ sau một năm sinh sản ra đàn chuột trên 2.000 con.
– Chuột thường sống trong hang, dưới đất, nhất là ở bờ ruộng lúa, vào giai đoạn lúa làm đòng – trổ bông và trong khi mang thai, sinh sản, chuột mẹ không ra ngoài kiếm ăn khoảng 10 – 15 ngày, lúc này biện pháp như đào bắt có hiệu quả, nhưng khi lúa trỗ – chín, chuột rời hang, vào sống trong ruộng, do đó, các biện pháp như đào bắt, bẫy ở giai đoạn này hiệu quả kém.
– Chuột rất nhanh nhẹn, leo trèo, đào đất nhanh; chuột bơi lội giỏi nhưng không thích nước.
2. Đặc điểm gây hại của chuột đối với cây trồng
– Chuột chủ yếu hoạt động và gây hại vào ban đêm, chuột phá hại mạnh ở những diện tích cây trồng gần khu dân cư, bìa rừng, gò đống, bãi hoang.
– Trên ruộng lúa, chuột chủ yếu phá hại vào giai đoạn đòng – trỗ – chín. Nếu bị hại sớm, lúa có thể phục hồi, tạo ra dảnh (chồi) mới, nhưng khi lúa chín sẽ không đều, nếu bị hại muộn, lúa không phục hồi được, không cho năng suất.
3. Những thiệt hại do chuột gây ra
– Thiệt hại nông nghiệp: Chuột là một trong những loài gây hại chính đối với cây trồng và vườn trái. Chúng có thể gặm phá cây non, gốc cây, lá cây, hoa quả và hạt giống. Điều này dẫn đến sự suy yếu và chết chóc của cây trồng, làm giảm năng suất nông nghiệp và gây thiệt hại kinh tế lớn cho người nông dân.
– Đe dọa an toàn thực phẩm: Chuột có khả năng tiếp xúc với thức ăn người và động vật khác, đồng thời mang theo các vi khuẩn, virus và loài kí sinh trùng gây bệnh. Chúng có thể gây lây lan các bệnh truyền nhiễm như vi khuẩn Salmonella, Leptospira và hantavirus, đe dọa an toàn thực phẩm và sức khỏe của con người.
Biện pháp phòng trị chuột gây hại cây trồng
Để diệt chuột đạt được hiệu quả cao nhất phải kết hợp luân phiên nhiều biện pháp khác nhau như biện pháp thủ công, biện pháp sinh học, biện pháp hóa học… Đặc biệt cần nghiên cứu kỹ đặc điểm, tình hình hoạt động của chuột ở từng khu vực, từng thời điểm để đạt được hiệu quả, đam bảo an toàn với môi trường, vật nuôi và sức khỏe con người;
1. Biện pháp canh tác, thủ công
– Gieo cấy tập trung, đồng giống, đồng trà trên cùng cánh đồng.
– Vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch, dọn sạch rơm rạ, cỏ dại, tàn dư cây trồng để hạn chế nơi ẩn náu và sinh sản của chuột.
– Quây ni lon (60-70cm) xung quanh để hạn chế khả năng gây hại của chuột.
– Đào hang
– Đổ nước
– Hun khói: Sử dụng nguyên liệu đơn giản như rơm rạ, trấu được đốt trong máy xông hơi
– Soi đèn diệt chuột lúc chạng vạng tối và tối.
– Đặt bẫy: Bẫy dính, bẫy bán nguyệt, lồng sập, bẫy kẹp, bẫy cây trồng,… đặt bẫy ở bờ ruộng, lối đi của chuột, dưới các bẫy bỏ mồi; hàng ngày kiểm tra, thu gom xác chuột và đặt lại bẫy
– Dùng đèn có ánh sáng mạnh
2. Biện pháp sinh học
Sử dụng thiên địch của chuột để diệt chuột: Duy trì và phát triển đàn mèo, chó, bảo vệ các loài trăn, rắn, chim cú…
3. Biện pháp hóa học
Sử dụng thuốc diệt chuột Kaletox 800WP. Dùng 1g thuốc trộn đều 500g gạo (mồi) rải dọc theo bờ ruộng khoảng 5m một điểm và những nơi gần cửa hang chuột. Chuột chết nhanh ngay lập tức sau khi ăn. Kaletox 800WP chuyên dùng trên ruộng lúa rộng lớn, cần diệt nhanh gọn lũ chuột. Sau 10 ngày thu gom mồi lại (nếu còn) tránh trường hợp súc vật nuôi ăn phải.
– Trước khi đặt bả phải thông báo rộng rãi cho người dân biết cụ thể về thời gian, địa điểm đặt bả để chủđộng nhốt gia súc, gia cầm.
– Người trực tiếp trộn thuốc và đặt bả phải sử dụng bảo hộ lao động như đeo khẩu trang và găng tay.
– Không đặt bả gần nguồn nước sinh hoạt, trong chuồng trại chăn nuôi.
– Tổ chức thu gom chôn xác chuột chết, thu gom xử lý bao bì thuốc đúng quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường.
– Trong trường hợp bị ngộ độc do tiếp xúc với thuốc(ăn, uống thực phẩm có dính thuốc…) phải kịp thời chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.