HỢP TÁC XÃ DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP XÃ BẮC RUỘNG

Hướng dẫn bón thúc đón đòng và chăm sóc cho các trà lúa vụ Đông xuân

20/03/2024 Lượt xem: 2445

Năng suất lúa được hình thành dựa trên các yếu tố: Số bông (số nhánh hữu hiệu)/đơn vị diện tích x Số hạt chắc trên bông x Trọng lượng hạt. Vậy để có năng suất cao nhất bà con nông dân cần hiểu rõ đặc điểm sinh trưởng của cây lúa, nhu cầu dinh dưỡng từng thời kỳ và quan trọng nhất là chọn đúng chủng loại phân và cách bón phân.

 

Để tạo điều kiện cho lúa có bông to, ruộng đều bông và trỗ tập trung thì giai đoạn thúc đòng cần được tiến hành sớm bởi ở thời điểm này điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho cây lúa hấp thu dinh dưỡng: Thời giai cuối tháng 3 và tháng 4 các yếu tố nhiệt độ môi trường nắng ấm, cường độ chiếu sáng mạnh, có thể bắt đầu có các cơn mưa đầu mùa nên cây lúa sinh trưởng khoẻ… . Để cây lúa phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao

1. Bón phân thúc đòng

Cần chủ động bón phân đón đòng sớm cho lúa (thúc lần 2), đúng thời điểm, đúng loại phân, đúng liều lượng sẽ phát huy hiệu quả năng suất lúa. Lúa xuân thường bón thúc đòng vào cuối tháng 3, đầu tháng 4. Do đó, bón phân đúng lúc cây lúa cần là giai đoạn mà cây lúa có sự biến đổi rõ rệt như tròn khóm, thân cứng, các lá đứng, bóc dảnh cái thấy ở đốt trên cùng có hình thành khối tế bào trong suốt dài 1 - 2 mm. Hoặc có thể quan sát dảnh cái thấy có lá trên cùng khoảng cách từ đầu lá xuống 2-3cm có thắt eo (thắt eo đầu lá lúa) thì lúc này đa số dảnh bắt đầu hình thành tượng khối sơ khởi (nhú đòng 1-2mm). Bón vào thời điểm này sẽ đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng ngay từ ban đầu cho cả dảnh cái và các dảnh con trong quá trình phân hoá đòng và nuôi đòng.

 Lượng phân bón đón đòng: Cần bón với lượng Đạm Urê là 1-2 kg, Kali clorua từ  5-6 kg đối với lúa thuần; Đạm Urê  2-3 kg;  Kali clorua từ 6-7 kg đối với lúa lai, trộn đều rồi bón. Sử dụng kết hợp cân đối đạm với kali có tác dụng kích thích quá trình vận chuyển chất dinh d­ưỡng về hạt, làm chắc hạt, sáng hạt, làm cứng cây, đanh dảnh, chống đổ cho cây, tăng năng suất và chất l­ượng gạo. Hoặc có thể bón phân tổng hợp NPK theo khuyến cáo của các nhà sản xuất.

Bên cạnh đó, bà con có thể phun thêm phân bón lá bổ sung các nguyên tố trung, vi lượng như canxi, silic… vào giai đoạn trước trỗ sẽ góp phần tăng khả năng chống chịu cho cây, giúp lúa trỗ nhanh, trỗ thoát cổ bông và tăng độ chắc mẩy của hạt.

Lưu ý: Ðể phân bón phát huy hiệu lực nhanh, luôn giữ mực nước nông thường xuyên (2 - 3cm) không để ruộng khô hạn, tốt nhất nên bón phân về buổi chiều tạnh ráo, không để phân dính lên lá.

2. Chăm sóc

Giai đoạn làm đòng, trỗ bông là thời kỳ khủng hoảng nước của cây lúa. Cây lúa rất cần nước ở giai đoạn này để giúp cho quá trình phân hóa đòng, nuôi đòng, trỗ bông được thuận lợi. Nếu để thiếu nước cây lúa sẽ bị vàng lá, bộ rễ kém phát triển không hút được dinh dưỡng nuôi cây, bông lúa ít hạt và bị lép nhiều. Vì vậy, trong quá trình cây lúa làm đòng, trỗ bông không được để thiếu nước, luôn duy trì mực nước trong ruộng từ 2 - 3cm. Khi lúa vào chín đỏ đuôi bà con có thể tháo nước phơi ruộng nhằm kích thích cho rễ lúa ăn sâu giúp chống đổ và bông lúa nhanh chín.

Do đây là thời kỳ mẫn cảm nhất của cây lúa đối với các đối tượng sâu bệnh hại. Khi sâu bệnh phát sinh gây hại vào giai đoạn này thì khó có thể phục hồi được vì cây lúa không còn khả năng đền bù. Vì vậy bà con nông dân cần thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm, phòng trừ kịp thời đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng khỏe mạnh hạn chế thấp nhất thiệt hại do sâu bệnh gây ra góp phần đảm bảo năng suất cuối vụ.

Tags:

Thông tin liên hệ

Bài viết khác

Bón phân đón đòng đúng thời điểm

Một trong những kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất của cây lúa là bón phân đón đòng, vì vậy cần tránh việc xác định sai thời điểm bón phân đón đòng như bón phân quá sớm trước 35 ngày đối với giống trung và ngắn ngày, hoặc bón quá muộn khi lúa đã hình thành đòng.

Các loại sâu bệnh hại lúa thường gặp và biện pháp phòng trừ

Nhận biết các loại sâu bệnh hại lúa, phát hiện và phòng trừ kịp thời sẽ đảm bảo cho lúa phát triển tốt, hạn chế hư hại và ảnh hưởng năng suất cây trồng. Bài viết sau đây, mời bà con nông dân cùng tìm hiểu các loại sâu, bệnh hại lúa và các biện pháp phòng trừ hữu hiệu.

Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lúa

Trồng lúa đúng kỹ thuật đảm bảo việc sử dụng tốt các nguồn tài nguyên như đất, nước và dinh dưỡng. Điều này giúp cây lúa phát triển khỏe mạnh, tăng khả năng hấp thụ năng lượng từ môi trường, từ đó tăng sản lượng lúa khi thu hoạch.

Chuột gây hại lúa và các biện pháp phòng trừ

Không giống đa phần sinh vật gây hại cây trồng khác thường gây hại theo mùa, chuột là đối tượng gây hại nguy hiểm, có thể gây hại cây trồng quanh năm suốt từ giai đoạn gieo trồng cho đến khi thu hoạch, đặc biệt trên lúa.
Top